Kiến thức về một số loại da:
Da thuộc từ bê non có kết cấu hạt và sợi chặt chẽ, chất liệu mỏng và sáng hơn da bò nên giày cấu từ từ da bê sẽ mang chất lượng cao hơn. Một số loại da thú khác như Kidskin (làm từ da dê), Pigskin/Peccary (làm từ da heo), Cordovan Shell (làm từ da ngựa) và đương nhiên sẽ xuất hiện những động vật như trâu, voi, chuột túi…. đặc biệt là các loại bò sát, chúng rất được ưa chuộng để làm phụ kiện cho các quý ông bởi đặc tính bền và dễ bảo quản hơn những loại da khác, tuy nhiên giá thành lại không phù hợp với túi tiền nhiều người. Da bò cho đến nay vẫn là loại da phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép.
Những đôi giày da nam chất lượng cao luôn chú ý những bộ phận sau:
-Đế giày: gồm đế trong và đế ngoài (phần chạm đất).
-Lót mặt trong giày (nơi chúng ta xỏ chân vào).
-Phần gót giày ( gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót).
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản giày da:
Bạn đang sở hữu những đôi giày da và chưa biết cách bảo quản cho thật hiệu quả. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu một số cách sau đây:
– Cách bảo quản giày da tốt nhất là tránh tình trạng dính nước và đánh bóng thường xuyên. Trước khi cất giày, tốt nhất nên bôi lên bề mặt với một lớp mỡ lợn hoặc dùng dầu thực vật để bảo vệ độ bền của da. Ngoài ra, để bảo quản giày da nam, ta nên dùng giấy vụn nhét bên trong giày, hạn chế bị biến dạng.
– Cách bảo quản đối với các loại giày bị thấm nước mưa: ta phải rút miếng lót giày ra và phơi khô trong nhà. Dùng vải ướt lau khô và thay phiên lau mặt giày. Vò giấy báo thành cụm và nhét chúng vào trong giày, vừa hút nước vừa đảm bảo hình hài nguyên vẹn của chiếc giày. Lưu ý: thay giấy khoảng 2 đến 3 lần (trong 1-2 ngày). Tuyệt đối không mang ra phơi nắng sẽ dẫn đến hiện tượng co cứng, chật hẹp, da bị gãy hoặc rách.
– Khử mùi hôi trong giày: Giày dùng cả ngày thường bị mồ hôi làm ẩm ướt, gây mùi khó chịu. Nên đặt túi đựng viên chống ẩm vào trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm để khử mùi. Dùng miếng giấy lót khử mùi cũng là một phương pháp tốt.
– Để giày sáng bóng: Có rất nhiều cách hay ho, ví dụ như dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới. Hoặc cũng có thể dùng sữa tươi lau giày. Sữa tươi cũng giúp đồ da sáng bóng và không bị nứt. Cũng có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh giày thay cho bàn chải đánh xi cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.
– Giày da trắng bị bẩn: Trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.
– Những đôi giày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.
– Đi giày đúng cách: Bạn có thể nghĩ rằng ở độ tuổi hiện tại, việc được hướng dẫn cách đi và tháo giày không cần thiết. Tuy nhiên, có một số quy tắc bạn nên tuân theo để đảm bảo độ bền cho chiếc giày. Bạn có bao giờ mang hay tháo giày mà không cần cởi dây hay mở khoá không? Điều này sẽ nhanh chóng khiến chúng bị hỏng. Vậy nên, bạn cần thao tác đúng cách để bảo quản phom dáng và độ bền của giày.
—
Bài viết: Juan Nathanielz Tran Anaya – Nguồn: Fashion Bean’s