Sức khỏe 09/03/2016

Bốn tác hại của việc lạm dụng các bài tập cardio

Bài intern intern

Những bài tập Cardio làm tăng nhịp tim và giúp đốt mỡ nhanh chóng. Vì vậy, đa số chúng ta – đặc biệt là những người béo phí, được khuyến khích chạy bộ, đạp xe, bơi lội nhiều hơn nữa.

Đúng là các bài tập cardio mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng ở một mức độ nhất định. Trên thực tế, lạm dụng các bài tập cardio sẽ gây phản tác dụng. Hãy tìm cách giải quyết khi bạn phát hiện mình đang mắc phải những vấn đề sau.

1. Bạn không giảm mỡ

Nói đến việc giảm mỡ là người ta lại liên tưởng đến cardio. Tuy nhiên, khả năng đốt mỡ từ việc tập cardio là hiệu ứng ngắn hạn. Đến một giới hạn nào đó, nó sẽ không đốt mỡ nữa.

bài tập cardio
Kiểm tra mỡ thường xuyên để đánh giá việc tập luyện cardio

Thay vào đó, nó sẽ bắt đầu đốt cơ của bạn. Chỉ cần cơ thể mất một lượng cơ dù là nhỏ nhất, tỉ lệ trao đổi nghỉ (tức lượng calorie bạn sử dụng khi không tập) sẽ giảm. Như vậy có nghĩa là: Mỡ sẽ khó bị loại bỏ hơn, dù cho bạn có tăng cường độ cardio đi chăng nữa.

2. Cơ thể mỏng cơm

Việc tập cardio giúp bạn giảm cân chứ không hữu dụng lắm trong việc tăng cơ (Lưu ý: Một vài nghiên cứu cho hay, tập cardio giúp phát triển cơ chân). Đừng mong trở thành một anh chàng cơ bắp như Jason Statham chỉ với các bài cardio.

bài tập cardio
Liệu chúng ta phấn đấu chỉ để đạt được một cơ thể mảnh mai?

Cấu trúc cơ thể (tỉ lệ tế bào mỡ so với tế bào nạc) là yếu tố quyết định bề ngoài của bạn. Vừa giảm mỡ mà vừa giảm cơ thì cấu trúc cơ thể sẽ chẳng thay đổi tí nào!

3. Đau khớp trường kì

Nhiều bài tập cardio tiềm ẩn nguy cơ chấn thương khớp. Chạy bộ quá sức dẫn đến chấn thương liên quan đến mắt cá, đầu gối, hông, lưng dưới. Đi xe đạp nhiều khiến bạn xấu lưng xấu vai. Ngay cả bơi lội, một bài tập được đánh giá là thân thiện, cũng gây ra vấn đề về vai.

Hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy một khớp cơ nào đó đau liên miên và bạn đã làm mọi cách để giảm cơn đau đó nhưng vẫn không hiệu quả, nghĩa là cơ thể bạn cần sự thay đổi.

bài tập cardio
Đau khớp cơ, không phải chuyện nhỏ!

Đa số chúng ta hay coi nhẹ việc đau khớp cơ, vì đau khớp là một quá trình tích tụ lâu dài hơn là sự bộc phát nhất thời. Đến khi nó xảy ra rồi, bạn sẽ nếm mùi đau thương!

4. Lúc nào cũng thấy mệt mỏi

Thể dục về bản chất là một dạng stress thể chất. Tuy nhiên, cơ thể bạn có giới hạn chịu đừng với stress. Cứ hành hạ cơ thể mình với những bài tập cardio khi bạn đang đối mặt với stress công việc hay stress quan hệ, mọi thứ sẽ chẳng đi tới đâu.

bài tập cardio
Cardio cũng gây stress cho cơ thể!

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là việc giảm năng suất tập. Bạn không thể hoàn thành phần tập cardio như thường ngày vì mải mê lo nghĩ đến công việc, bạn bè. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ ngã bệnh và chấn thương.

5. Cách khắc phục

Thứ nhất, sử dụng các bài tập thể lực. Bài tập thể lực giúp bạn giữ và tăng cơ. Tỉ lệ trao đổi nghỉ sẽ tăng và bạn sở hữu vẻ ngoài quyến rũ hơn. Hơn nữa, các bài tập thể lực tăng khả năng chịu đựng của khớp cơ, qua đó hạn chế khả năng chấn thương. Tập thể lực cũng không đè ép bạn như tập Cardio. Xen kẽ giữa những ngày tập Cardio là những ngày tập thể lực nhé!

Cách

Thứ hai, luyện tập Yoga. Trong trường hợp bạn không có thời gian đến phòng gym, Yoga sẽ là kẻ đóng thế hoàn hảo. Bộ môn này giúp giảm áp lực máu, tăng cường sự dẻo dai, chỉnh dáng cho bạn.

Suy cho cùng, các bài tập Cardio vốn dĩ rất tốt cho sức khỏe nhưng nên kết hợp với các kiểu tập khác để đạt hiệu quả cao nhất.

—-

Bài viết: Phúc – Nguồn: Tổng hợp

No more